Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’

"Tôi muốn lặp lại và nhấn mạnh điều mình từng nói: đừng căng thẳng về công việc”. Đó là thông điệp vừa được CEO Stewart Butterfield gửi đến toàn bộ nhân viên Slack – công ty công nghệ có giá trị hàng tỷ USD.

Khi đại dịch Covid-19 lan rộng khắp nước Mỹ và thế giới, Butterfield chia sẻ với nhân viên của mình rằng: “Chúng tôi hiểu điều này. Hãy chăm sóc bản thân, chăm sóc gia đình, trở thành một đối tác tốt. Không sao cả nếu phải giảm giờ làm hay làm việc không thường xuyên. Hãy tạm nghỉ một lát nếu bạn thấy cần”.

CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’ - Ảnh 1.

CEO Slack cho biết ông đã nhìn thấy con cái của các đồng nghiệp thông qua các cuộc gọi video. “Chúng tôi có thể để nhân viên tự do hơn một chút và mọi người đều được thấu hiểu và cảm thông – chúng ta đều là con người và đang cùng trải qua hoàn cảnh này”, ông nói.

Khác với nhiều doanh nghiệp đang bên bờ phá sản vì đại dịch, Covid-19 lại là cơ hội phát triển cho công ty ứng dụng tin nhắn này. Khi hàng loạt doanh nghiệp trên thế giới chuyển sang làm việc từ xa để tránh lây lan virus corona, Slack trở thành công cụ kết nối quan trọng và được nhiều người lựa chọn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/3, giá trị vốn hóa của Slack ở mức 15,9 tỷ USD. Công ty có hơn 110.000 khách hàng trả dịch công chứng tiền. Hiện 100% nhân viên của Slack tại 18 văn phòng trên thế giới (2.000 người) đang làm việc tại nhà. Các nhân viên được trợ cấp 500 USD để sắp xếp nơi làm việc tại nhà thuận tiện và thoải mái

Theo tỷ phú Mark Cuban, trong thời điểm đại dịch và khi thị trường biến động mạnh, cách xử lý của các nhà lãnh đạo công ty sẽ được “soi” rất kỹ. Các chủ doanh nghiệp không nên yêu cầu nhân viên đi làm như bình thường quá sớm.

“Đó không chỉ là vấn đề an toàn, đó là còn là vấn đề kinh doanh”, nhà đầu tư nổi tiếng của chương trình Shark Tank chia sẻ.

Mark Cuban cho rằng cách phản ứng của các công ty sẽ định nghĩa thương hiệu của họ trong nhiều thập kỷ. “Nếu bạn không quan tâm đến nhân viên/cổ đông và đặt họ lên hàng đầu, mọi người sẽ đánh giá công ty của bạn như vậy”.



CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’ - Ảnh 2.

Dịch COVID-19: Kinh tế, sức khỏe người dân và nguy cơ về một cuộc Đại khủng hoảng ở Mỹ

Cuộc Đại khủng hoảng tại Mỹ (năm 1929- 1933) bắt đầu bằng việc thị trường chứng khoán lao dốc đã gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt, suy giảm sản lượng kinh tế, gây tâm trạng bất an cho cả 1 thế hệ.

Nó đã tái định hình nước Mỹ, dịch chuyển dòng người di cư, sản sinh các dòng nhạc, trường phái hội họa và văn học mới. Tuy nhiên, dưới thời tổng thống Franklin Roosevelt, cuộc đại khủng hoảng cũng tạo ra một loạt chương trình phúc lợi xã hội mới như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm an sinh xã hội nghỉ hưu, và bảo hiểm tiền gửi ngân hàng.

Sự lây lan nhanh chóng và chưa từng có tiền lệ của virus corona đang khiến người ta liên tưởng tới cuộc Đại khủng hoảng này do dự báo sự tăng đột biết số lượng người mất việc và sự sụt giảm đáng kể sản lượng kinh tế giống như những gì diễn ra hồi năm 1930.

Nhưng để cuộc khủng hoảng thực sự xảy ra, một loạt các con số kỉ lục sẽ phải xuất hiện trong những tuần tới: ví dụ như hàng triệu người mất việc làm, sụt giảm tổng sản lượng kinh tế ở mức 2 con số trên quy mô lớn và kéo dài trong nhiều năm, chứ không phải nhiều tháng.

Ông Bernard Baumohl, trưởng kinh tế toàn cầu của tổ chức Economic Outlook Group, nói: "Không có một định nghĩa rõ ràng về đại khủng hoảng nhưng chắc chắn nó rất khác về mức độ và quy mô so với 1 cuộc suy thoái". Lấy ví dụ về cuộc Đại khủng hoảng, nước Mỹ mất 20% số việc làm trong 3 năm, gấp 4 lần con số việc làm mất đi dịch công chứng trong cuộc Đại suy thoái 2007-2009.

Trong 4 năm của cuộc Đại khủng hoảng, nước Mỹ giảm 1/3 sản lượng kinh tế. Mặc dù một số nhà kinh tế nghĩ rằng nước Mỹ dự đoán chính xác sản lượng từ tháng 4- tháng 6 sụt giảm ít nhất 14%, hiếm ai nghĩ rằng sự sụt giảm này kéo dài trong nhiều năm.

Chi tiêu công cũng là 1 nhân tố. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng đột biến, nên khoản tiền chính phủ phải hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân rất lớn. Những biện pháp bình ổn này tỏ ra có tác dụng hiệu quả trong các kỳ suy thoái trước.

Các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng sẽ góp phần vào sự hình thành cuộc Đại khủng hoảng. Sự thất bại của FED trong việc ngăn các ngân hàng phá sản cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình.

Thời điểm này, FED và các ngân hàng trung ương của các nước đã nhanh chóng thông qua các gói cứu trợ khẩn cấp bằng tiền mặt và thực thi các chính sách mới nhằm giảm nguy cơ phá sản của doanh nghiệp và giảm bớt tình trạng sa thải hàng loạt.

Bước quan trọng tiếp theo là các nhà kinh tế học và những người làm chính sách cần cải thiện hệ thống chăm sóc y tế công tại Mỹ.

Các chuyên gia y tế nói rằng các quy định không thống nhất giữa các bang và phản ứng chậm chạp của chính phủ có thể khiến cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng hơn.

Việc tổng thống Donald Trump mong muốn sớm hồi sinh nền kinh tế cũng có thể tạo ra các rủi ro.

Theo nghiên cứu của Tạp chí khoa học công Lancet dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc, việc dỡ bỏ các quy định phong tỏa quá sớm có thể tạo ra dịch bệnh bùng phát lần thứ hai.

Số người thương vong càng lớn, dịch bệnh kéo dài càng lâu thì nền kinh tế càng bị thiệt hại nhiều. "Cần khống chế dịch bệnh trước rồi mới tính đến các hoạt động kinh tế được," chủ tịch FED Jerome Powell phát biểu.

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump

Mỹ đã có ít nhất 111.115 người nhiễm Covid-19 và 1.842 người tử vong, theo CNN cập nhật đến 12h trưa 28/3 (giờ địa phương).

Thống đốc New York - Andrew Cuomo - cho biết trong buổi họp báo sáng 28/3, tiểu bang này đã làm xét nghiệm tổng cộng 155.934 người và ghi nhận 52.318 trường hợp nhiễm virus. Trong đó, đã có 728 người tử vong. Như vậy, riêng New York đã chiếm 47% số ca bệnh và 40% số ca thiệt mạng của nước Mỹ.

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump - Ảnh 1.

Người dân New York đứng xếp hàng chờ xét nghiệm virus corona ở Bệnh viện Elmhurst ngày 27/3 (Ảnh: AP)

Thống đốc Cuomo cho biết thêm trong buổi họp báo, đã có 172 bệnh nhân được chuyển vào phòng điều trị tích cực trong ngày 27/3.  Ngoài ra ông nhận thấy nhiều cư dân vẫn chưa tuân thủ lệnh trú ẩn tại nhà. Vì vậy, chính quyền sẽ xem xét đóng cửa toàn bộ các khu vui chơi giải trí nếu người dân không tự giác thực hiện cách biệt xã hội.

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump - Ảnh 2.

Tổng thống Trump vừa cho biết về ý định phong tỏa 3 tiểu bang (Ảnh: AFP/Getty)

Cùng lúc đó tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump phát biểu rằng đang cân nhắc khả năng phong tỏa "ngắn hạn, 2 tuần" đối với New York, ngoài ra còn có thể mở rộng sang New Jersey và các khu vực nhất định của Connecticut. Đây là 3 tiểu bang lân cận với tổng dân số gần 32 triệu người.

Cụ thể, ô ng Trump cho biết vào trưa 28/3: "Chúng ta sẽ không muốn làm điều này, nhưng việc phong tỏa có khả năng xảy ra vào một lúc nào đó trong hôm nay". 

Tổng thống nói đây sẽ là "việc cách ly bắt buộc" nhằm hạn chế di chuyển, vì nhiều cư dân New York đã đi đến Florida và "chúng ta không muốn điều đó". Tuy nhiên k hi được hỏi có đóng dịch công chứng cửa tuyến tàu điện ngầm của thành phố New York hay không, Tổng thống đáp "Không".

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump - Ảnh 3.

Thống đốc New York Andrew Cuomo trong buổi họp báo 28/3 (Ảnh: AP)

Quay lại buổi họp báo ở New York, thống đốc Cuomo sau khi nghe được phát biểu của Tổng thống đã bày tỏ sự bất ngờ.  "Tôi đã thảo luận với Tổng thống về tàu tiếp tế của Hải quân và các vấn đề khác, nhưng không nói về việc phong tỏa. Tôi còn không biết nó có nghĩa là gì" - ông Cuomo nói với báo giới.

Trước đó, chính phủ đã điều động tàu bệnh viện  USNS Comfort của Hải quân đến hỗ trợ New York. Dự kiến con tàu sẽ cập cảng vào thứ Hai 30/3, cung cấp 1.000 giường điều trị ngay trên tàu để giảm tải cho các bệnh viện.

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump - Ảnh 4.

Tàu bệnh viện USNS Comfort của Hải quân đang trên đường tới New York (Ảnh: Getty)

(Theo CNN)

Lý do khiến số ca tử vong vì covid-19 của Ý cao hơn gấp đôi so với Trung Quốc

Ý đã báo cáo số người chết nhiều hơn gấp đôi so với Trung Quốc - quốc gia đầu tiên xuất hiện loại virus này vào cuối năm 2019. Tính đến nay, đã có hơn 9.000 trường hợp tử vong ở Ý, so với con số 3.295 ở Trung Quốc, theo dữ liệu do Đại học Johns Hopkins tổng hợp.

Đồng thời, số người chết ở Tây Ban Nha đã tăng mạnh trong những ngày gần đây và hiện tại đang ở mức hơn 5.000 - cũng cao hơn đáng kể so với Trung Quốc. Những con số đáng lo ngại đã đặt ra câu hỏi về những yếu tố nào khiến những quốc gia châu Âu này có tỷ lệ tử vong khủng khiếp như vậy.

Hai chuyên gia y tế đã chia sẻ với CNBC một số lý do dưới dây.

Lý do khiến số ca tử vong vì covid-19 của Ý cao hơn gấp đôi so với Trung Quốc - Ảnh 1.

Phản ứng chậm chạp

"Sự lây lan đã diễn ra trên diện rộng trước khi mọi người nhận thức được sự có mặt của virus này", Alexander Edwards, một chuyên gia về miễn dịch học của Đại học Reading, đã trao đổi với CNBC hôm thứ Năm về tình hình ở Ý.

Ông giải thích rằng ở hầu hết các nước châu Âu, người ta cho rằng dịch bùng phát "là một vấn đề dịch công chứng ở nơi nào đó", và thái độ ban đầu này đã dẫn đến sự lây lan nhanh chóng của virus ở những nơi như Ý và Tây Ban Nha.

Khu vực Vũ Hán Trung Quốc, nơi bắt nguồn của virus, đã cách ly khỏi phần còn lại của thế giới kể từ giữa tháng 1. Khu vực này sẽ dỡ bỏ một phần phong tỏa vào đầu tháng Tư, do không có trường hợp mới nào được báo cáo trong những ngày qua.

Việc phong tỏa nghiêm ngặt dường như đã có tác động tích cực, tuy nhiên vào thời điểm đó, quyết định buộc 11 triệu người dân phải ở nhà dường như quá quyết liệt với nhiều người, và không có gì đảm bảo cho sự thành công.

Ý đã thực hiện các biện pháp phong tỏa lần đầu tiên vào cuối tháng 2, tại 11 thành phố ở phía bắc của đất nước. Một cuộc phong tỏa trên toàn quốc chỉ được công bố vào ngày 9 tháng 3. "Ý chậm hơn một chút", ông Ed Edwards cho biết.

Năng lực xét nghiệm

Tỷ lệ tử vong cũng liên quan đến số lượng người đang được xét nghiệm virus, Michael Tildesley, một nhà dịch tễ học tại Đại học Warwick cho biết. Về cơ bản, càng nhiều người được kiểm tra, cơ quan chức năng càng có thể phản ứng tốt hơn.

Kết quả là ở những nơi mà nhiều người đang được xét nghiệm với tốc độ nhanh chóng, chẳng hạn như Trung Quốc, số người chết sẽ không cao như ở Ý và Tây Ban Nha, nơi chỉ có những công dân xuất hiện triệu chứng của virus corona mới được xét nghiệm.

Edwards nói thêm rằng ở Trung Quốc, những người nhiễm virus được xác định nhanh chóng và bị cách ly trong hệ thống y tế, thay vì ở nhà - trong khi đó là những gì đã xảy ra ở Ý.

Dân số

Theo Edwards, có một "sự kết hợp nhân đôi của các yếu tố rủi ro". Ông giải thích rằng nhóm người đầu tiên bị virus tấn công ở nước này là người già.

Dữ liệu của OECD cho thấy Ý có tỷ lệ dân số già cao thứ hai trên thế giới, sau Nhật Bản. Những người trên 60 tuổi được cho là có nguy cơ cao mắc các triệu chứng nghiêm trọng từ virus.

"Chủ nhật hàng tuần, người Ý trẻ tuổi thường đi gặp ông bà, họ hôn nhau, đến nhà thờ hoặc dùng bữa cùng nhau", chuyên gia Ed nói thêm rằng việc tiếp xúc với người già đã lan truyền virus trên khắp nước Ý.

Mặc dù Tây Ban Nha không có tỷ lệ dân số già cao nhất thế giới, covid-19 cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới nhóm tuổi này. Dữ liệu từ chính phủ Tây Ban Nha đã chỉ ra rằng các nhóm tuổi có số lượng ca mắc nhiều nhất là: 50-59; 70-79; và trên 80.

Ngoài ra, Tây Ban Nha có một nền văn hóa gia đình tương tự như Ý, mà theo các chuyên gia cho thấy rằng sự tiếp xúc thân mật giữa thanh niên và người già đã góp phần khiến cho số người chết tăng nhanh hơn.

"Một phần nguyên nhân cũng đến từ yếu tố văn hóa", từ ông Tildesley, từ Đại học Warwick, cho biết thêm rằng Trung Quốc đã cho thấy mức độ tuân thủ cao hơn đối với các biện pháp phong tỏa so với châu Âu.

Cuối cùng, đã có một số ý kiến ​​cho rằng sự khác biệt trong các loại thuốc được sử dụng ở châu Âu, so với Trung Quốc, có thể có tác động đến tỷ lệ tử vong do virus. Tuy nhiên, Edwards cho biết thật khó để nói liệu sự khác biệt giữa thuốc Đông Y và Tây Y có phải là một yếu tố không.

Tình tiết mới vụ án mạng kinh hoàng tại chùa Quảng Ân

Liên quan đến vụ án mạng kinh hoàng xảy ra tại chùa Quảng Ân (huyện Hàm Tân, Bình Thuận), tối 28-3, một số người đã liên lạc với Công an tỉnh Bình Thuận để đề nghị trả lại số tiền hàng trăm triệu đồng mà đối tượng Nguyễn Thanh Tâm – nghi phạm vụ án, đã trả nợ cho họ. Sau lời khai ban đầu chỉ lấy 3 chiếc điện thoại cùng một số vật dụng thì hôm nay Tâm khai còn lấy tại chùa hơn 750 triệu đồng.

Tình tiết mới vụ án mạng kinh hoàng tại chùa Quảng Ân - Ảnh 1.

Nghi phạm tại cơ quan công an

Thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, trong tối 28-3, cơ quan này nhận được một số cuộc gọi đề nghị giao nộp số tiền do nghi ngờ liên quan đến đối tượng Nguyễn Thanh Tâm. Theo những người này, đây có thể là số tiền liên quan đến vụ án mạng xảy ra tại chùa Quảng Ân mà Tâm đã lấy cắp để trả nợ cho họ.

Tình tiết mới vụ án mạng kinh hoàng tại chùa Quảng Ân - Ảnh 2.

Nghi phạm Nguyễn Thanh Tâm

Trong buổi trưa ngày 28-3, Công an tỉnh Bình Thuận đã di lý nghi phạm Nguyễn Thanh Tâm về nhà của hắn tại khu phố 5, thị trấn Tân Nghĩa (huyện Hàm Tân) để truy tìm thêm tang chứng. Tại đây, cảnh sát đã thu giữ 250 triệu đồng mà nghi phạm cất giấu ở nhà. Theo một số người dân sống gần nhà Tâm thì số tiền này được đối tượng cất trong túi nylong màu đỏ và giấu trên mái nhà. Toàn bộ số tiền đã được Cơ quan công an thu giữ.

Ngoài ra, đối tượng Tâm còn khai nhận đã trả nợ cho nhiều người với số tiền trên 500 triệu đồng. Tất cả số tiền cất giấu và trả nợ được y khai lấy cắp từ chùa Quảng Ân.

Trước đó một ngày, vào ngày 27-3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã thu giữ hung khí gây án là một thanh gỗ có nhánh cụt cùng hiện trường là một bãi đất trống gần nghĩa địa khu phố 5, thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân, nơi Tâm đốt túi xách của sư thầy Thích Nguyên Lộc dịch công chứng sau khi gây án ở chùa.

Nguyễn Thanh Tâm cũng được đưa về một khu nghĩa trang tại và thu được hung khí gây án là một khúc gỗ tròn. Cơ quan công an cũng di lý Tâm đến khu vực đối tượng đốt tay nải đựng tài sản, giấy tờ của Thượng toạ. Trước đó, Công an đã thu giữ 3 chiếc điện thoại di động, hai chùm chìa khoá và một xâu chuỗi niệm Phật là tang vật vụ án.

Ốc Thanh Vân chính thức lên tiếng sau khi Mai Phương qua đời: Đứng không vững lúc hay tin, hé lộ thông tin hiếm về tang lễ

Sau hơn 1 năm chống chọi với bệnh ung thư, Mai Phương đã trút hơi thở cuối cùng vào tối 28/3 tại nhà riêng. Là một người chị thân thiết, đồng hành cùng Mai Phương trong suốt 1 khoảng thời gian dài từ lúc phát dịch công chứng biệt cho đến khi cố nghệ sĩ ra đi, những chia sẻ của Ốc Thanh Vân khiến công chúng đặc biệt quan tâm.

Ốc Thanh Vân cho biết, cô là người cận kề Mai Phương những ngày cuối đời, tuy nhiên cố diễn viên đã dặn dò mọi người giữ kín thông tin bệnh tật trước công chúng. Ngay sau khi Mai Phương trút hơi thở cuối cùng, Ốc Thanh Vân đã lập tức đến nhà riêng của cô em gái nhỏ để cùng gia đình chuẩn bị hậu sự.

Ốc Thanh Vân liêu xiêu, đứng không vững sau khi Mai Phương qua đời, tiết lộ thông tin hiếm về tang lễ! - Ảnh 2.

Ốc Thanh Vân viết tâm thư sau khi Mai Phương ra đi

Sau khi chu toàn mọi việc và trở về nhà giữa đêm, Ốc Thanh Vân chia sẻ: " Ốc vừa về nhà. Một cảm giác trống rỗng. Hồi nãy bước ra xe đi về mà thấy đôi chân liêu xiêu. Đoạn đường về sao thấy xa quá! Vậy là điều mình ngại nghĩ đến cũng đã đến, n hư một sự sắp đặt, bởi, đã cố hết sức. Phải chấp nhận thôi, muốn "giá như" hay "ước gì" cũng không thể được nữa. Về đến nhà, mình chào Bố trên bàn thờ và quỳ thật lâu để xin sức mạnh, niềm tin và nghị lực trong tất cả mọi sự. Xin cho con thông suốt" .

Ốc Thanh Vân liêu xiêu, đứng không vững sau khi Mai Phương qua đời, tiết lộ thông tin hiếm về tang lễ! - Ảnh 3.

Ốc Thanh Vân là người đồng hành cùng Mai Phương từ lúc cố diễn viên phát bệnh cho đến những ngày cuối đời

Không chỉ thế, Ốc Thanh Vân cũng lên tiếng trấn an mọi người rằng cô vẫn ổn và sẽ mạnh mẽ lo chu toàn mọi thứ để tiễn Mai Phương về nơi an nghỉ cuối cùng cũng như chăm sóc cho bé Lavie sau này. Theo như bà xã Trí Rùa tiết lộ, tang lễ của Mai Phương sẽ diễn ra trong không gian kín đáo chỉ có bạn bè và người thân, mỗi lượt viếng sẽ hạn chế dưới 10 người để đảm bảo an toàn. Trước đó, phía gia đình của Mai Phương cũng chia sẻ rằng khoảng 2 ngày nữa thi thể của diễn viên Mai Phương sẽ được hoả táng.

Ốc Thanh Vân liêu xiêu, đứng không vững sau khi Mai Phương qua đời, tiết lộ thông tin hiếm về tang lễ! - Ảnh 4.

Theo như tiết lộ từ Ốc Thanh Vân, giữa lúc nhạy cảm của dịch, tang lễ Mai Phương sẽ diễn ra cực kín đáo với sự tham dự của gia đình và người thân

Ốc Thanh Vân còn nhấn mạnh đề nghị mọi người không chia sẻ cụ thể thông tin về tang lễ để tránh sự hiếu kì, tụ tập đông người trong thời điểm nhạy cảm của dịch bệnh. " Mọi người đừng lo, Ốc ổn và bình tĩnh. Vì cũng đã chuẩn bị tinh thần cho việc này. Lo là lo cho những ngày sắp tới. Một đứa trẻ sẽ lớn lên thế nào đây. Ốc có thông báo về tang lễ của em cho những người thân biết. Mong anh chị em, bạn bè đồng nghiệp chia sẻ kín với nhau, đừng up thông tin lên Facebook. Mình sợ nhiều người hiếu kỳ, tập trung đông rất nguy hiểm vào lúc này. Chúng ta cùng bảo vệ nhau nhé!" .

Ốc Thanh Vân liêu xiêu, đứng không vững sau khi Mai Phương qua đời, tiết lộ thông tin hiếm về tang lễ! - Ảnh 5.

Về phần con gái của Mai Phương, Ốc Thanh Vân cũng tỏ ra lo lắng không biết Lavie sẽ lớn lên thiếu tình thương của mẹ.

Ốc Thanh Vân liêu xiêu, đứng không vững sau khi Mai Phương qua đời, tiết lộ thông tin hiếm về tang lễ! - Ảnh 6.

Người hâm mộ cũng gửi nhiều lời động viên Ốc Thanh Vân, mong cô mạnh mẽ trong những ngày tiễn biệt Mai Phương sắp tới.

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là "về nước ăn bám và lánh nạn"

Vừa qua, cộng đồng mạng đã có những phen bức xúc không tưởng đến từ bộ phận những  du học sinh về nước và đang chịu cách ly . Các du học sinh này đều cho rằng điều kiện mà khu cách ly cung cấp là hết sức tồi tàn, cũ kỹ hay thậm chí còn sử dụng từ ngữ khó nghe, gây phản cảm.

Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ những gì mà cư dân mạng Việt Nam chứng kiến từ các họ, vẫn có những chia sẻ, hành động từ cộng đồng những bạn đang du học quay trở về khiến nhiều người xúc động, 

Mới đây, trên Facebook cá nhân Trung.T.L. nghiên cứu sinh tiến sĩ tại California, Hoa Kỳ  đã đăng tải một đoạn trạng thái dài, chia sẻ về cuộc sống của một du học sinh ở nơi cách ly. Được biết, trước khi sang Mỹ du học, anh từng tham gia giảng dạy tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Anh đã về tới Việt Nam và tham gia cách ly tập trung ở Thanh Hóa đến nay đã là ngày thứ 9.  Anh cho rằng, những điều mà anh đang trải nghiệm trong những ngày qua khiến anh hồi tưởng về quá khứ tuổi thơ đầy niềm vui, và anh đang cảm thấy hạnh phúc trước những gì diễn ra xung quanh anh, nơi trại cách ly.

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là về nước ăn bám và lánh nạn - Ảnh 1.

Trích lược đoạn chia sẻ của Trung.T.L:

" Mấy hôm nay đọc tin nhiều chiều về cuộc sống cách ly, người thì bảo khổ, người thì bảo thế là sướng rồi, người thì chửi du học sinh là thượng đẳng, du học sinh thì đòi người người phải hiểu mình. Mình thấy trong mọi khó khăn trải nghiệm, những câu chuyện thay vì những lời phán xét sẽ giúp ích được nhiều. Vì truyện thì xây dựng kết nối và lòng đồng cảm.

Ở trong trại cách ly cảm giác mình đương nhiên là lẫn lộn buồn vui. Hiện giờ thì là vui. Vì cuộc sống trong trại cách ly làm mình nhớ thời thơ ấu của mình. Sống trong trại, mình như đang sống lại cái thời trẻ thơ ở Hà Nội.

Hồi đó có trò đi tắm nhà tắm công cộng, bố mẹ mình thường dẫn mình đi, cả nhà tắm chung và gặp mọi người ở chỗ tắm.Với mình, mình chỉ nhớ mỗi việc là phải chào nhiều, chào hết bác này cô nọ, chú này ông kia. Mình cảm thấy như cả cái thế giới mình hồi ý, ai cũng là người trong gia đình. Cứ đi tắm là phải chào. Khái niệm về riêng tư với mình không tồn tại.

Ăn ở thời đó thì đúng là no và ấm hơn là ngon và đẹp. Món mình thích hồi đó là cơm trộn đường và cơm cháy chan nước mắm. Cả 2 đều rất ngon và thơm. Giờ mới biết ăn thế không đủ chất nhưng mà no và trôi được. Thế nên mình cũng như các anh bộ đội ở đây, lùn tịt và nhỏ bé. Nhưng là kiểu nhỏ bé tràn trề sức sống (Cô bé hạt tiêu nhỉ). Ở nhà thì 3, và sau khi có em gái, thì là 4 người trên 1 giường, đắp 1 chăn, chui trong 1 màn. Mọi sinh hoạt ăn ở học ngủ đều diễn ra trong 1 phòng. Riêng tư không tồn tại, nhưng không có lúc nào mình cô đơn hay xì tress mà nhà lại không biết cả. Đến cả khi mình khóc hồi lớp 11 thì lúc đó em mình cũng đang ở cùng phòng 



Quần áo thì vừa mốt vừa rẻ. Mẹ hay mua hàng si đa, tức là quần áo second-hand ở chợ trời. Hồi ấy mình không biết, nhưng hóa ra toàn cầu hóa ra phết. Hay nói cách khác, người "nghèo" chúng mình thời đó, là dân toàn cầu chính hiệu đấy: Mũ cao bồi Mỹ, quần Levi, áo H&M Thụy Điển, giày Đức, tay cầm đồ chơi Héc-man, tay kia đọc Đô rê mon. Ngồi trên cái xe máy simson của Đông Đức. Hôm nay trong trại, có 4G, có email, có facebook, cuộc sống vẫn luôn liên kết. Quá khứ, hiện tại, không vì Cô-Vi với Dương Tính mà làm mất ý nghĩa cuộc sống.



Ở đây với 23 người, trước lạ sau quen, làm mọi thứ cùng nhau, cùng trong hoàn cảnh bị chửi là "về nước ăn bám và lánh nạn," mọi người là những người mình có thể chia sẻ cảm xúc được. (Hóa ra phòng mình đa phần là đi lao động về, chứ không phải đi du học đâu, chỉ có 3 người du học thôi).



Các chú bộ đội và y bác sĩ ở đây có cái gì như bố mẹ mình hồi đó. Vừa xa cách, vừa mắng mỏ, nhưng lại đầy quan tâm và dịu dàng. Các bạn ở tây chắc vội vàng nghĩ tới Stockholm Syndrome mất.  Nhưng với mình, mình thấy hóa ra các chú bộ đội trong này rất là hiền lành và dễ mến. Họ ăn nói dịu dàng và biết làm trò cười nếu bạn mở lòng với họ trước.



Nghĩ đến họ, mình sống không thấy phải than phiền gì. Đây là cuộc sống của họ mà mình được sống, dù chỉ trong 14 ngày. Giường gỗ cứng, đau người khủng khiếp trong 5 ngày đầu. Chăn chỉ có 1 cái, mình phải chọn đắp hay là nằm lên làm đệm. Họ hàng ngày nhìn thấy cái kiểu Công chúa và hạt đậu của mình, mà họ chả tỏ ra ghét hay chửi gì. Cảm giác sống đời người khác mà không trọn vẹn có phần hơi bức bối. Ai cần gì vẫn đăng kí họ mua được. Mọi người ai cũng cảm thấy biết ơn và muốn trả ơn các chú bộ đội và y bác sĩ ở đây (phòng mình thấy bảo đóng góp nhiều lắm, không phải vì giàu, mà vì lòng biết ơn dẫn tới sự hào phóng vượt cái tôi).

 

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là về nước ăn bám và lánh nạn - Ảnh 2.

Quang cảnh khu cách ly mà chàng nghiên cứu sinh đang ở

Mình thấy vui vì được sống lại cái thời của Ruồi trâu và Thép đã tôi thế đấy. Mình cũng ngạc nhiên là mình vẫn còn phần đó trong người. Hôm các chú bộ đội hỏi chuyển ra khách sạn, cả phòng mình ở lại, mình cũng ở lại. Vì sao ư? Mình ra khỏi phòng, nhìn ra cái sân rộng đầy cây cao cỏ xanh, ánh nắng, gió mát và bao nhiêu người trong trại, mình thấy hơi ngại cái cuộc sống trong 1 phòng khách sạn với vài ba người và không được đi hay nhìn ra cái gì. Mình về là vì vậy, đúng như mọi người nói, là trốn dịch. Nhưng dịch này là dịch Cô-Đơn. Vi là nhỏ, vie trong tiếng Pháp lại là cuộc sống. Cô-Vi, Cô-Đơn, buồn cười nhỉ?



Ở đây những cuộc sống xa lạ va vào nhau, câu chuyện "riêng tư" của anh giường bên, lời thủ thỉ tâm tình với vợ và con gái của anh giường dưới cứ thế mà xâm nhập vào lỗ tai mình. Cái mùi lao động, mùi thuốc, mùi người cứ thế xông thẳng vào mũi mình. Kiểm soát được không? Có lẽ không, nhưng có chọn hạnh phúc được không? Câu trả lời có.



Khi trở lại, hay khi ra khỏi trại, cuộc sống mình sẽ quay trở lại bình thường, tức là "văn minh" "sung sướng" "thoải mái tiện nghi" hơn. Vậy cuộc sống ngắn ngủi này dạy được mình cái gì?



- Sức sống của con người trong mọi hoàn cảnh khó mà dập được. Đời tị nạn, cách ly, rừng núi và đời "bình thường" đều có thể hạnh phúc được.



- Lối suy nghĩ cá nhân và phát triển khiến người ta quên đi sự cần thiết của liên kết tập thể. Mình không muốn nói thời giờ tốt hơn rồi, quá khứ đã qua đi, đừng bắt các em phải sống theo quá khứ các chú, cũng đừng bắt các chú phải thấu hiểu nhu cầu tiện nghi hiện đại của các em. Thay vì đó, mình muốn mọi người thấy: mọi cuộc sống khác biệt, chênh lệch như vậy vẫn đang diễn ra ngay tại thời điểm này, thời hiện đại này, khi mà có những em được đặc quyền, và có những "em" bộ đội phải sống cơ cực. 



- Hãy luôn so sánh, đặt mình vào vị trí người khác để hiểu cho họ, sống cuộc sống của họ, dịch công chứng và hành động giúp đỡ họ. 



- Mình thấy mình có rất nhiều đặc quyền, ai đi du học thì cũng có đặc quyền, có cơ hội học, hay có điều kiện kinh tế. Không phải chỉ có thời mình mới phải vừa làm vừa học lúc nhỏ, mà giờ ở nhiều nơi vẫn có các em làm nhiều hơn học để giúp gia đình. Hơn ai hết, mình biết nhiều em du học sinh còn khó khăn, nhưng cái khó khăn tương đối đó nên được so sánh với những khó khăn ở những nơi như Nghệ An. Có em từng bảo mình, khó khăn không đi du học được, và khó khăn ở đây là bố mẹ chỉ đóng được cho em 300 triệu 1 năm tiền học thôi. Mình thường bảo các em như vậy là có nhà mà bán, có tiết kiệm mà tiêu, có khả năng kiếm tiền mà chi là đặc quyền rồi đấy. Mình bảo các em là phải biết ơn gia đình đã hi sinh cho các em. Đặc quyền được hi sinh, không phải ai cũng có.



- Mình đang nghĩ giàu là tội lỗi không? Đương nhiên là không. Mình cũng thấy được cái mặt tốt hạn chế của suy nghĩ "người giàu giúp người nghèo." Mình cũng không tin vào suy nghĩ đơn giản như ai cũng làm 40 giờ, sao lại có người kiếm nhiều hơn người khác. Những suy nghĩ như vậy đơn giản hóa và không giúp ích được gì. Mình quan tâm hơn đến việc hệ thống giáo dục, cơ sở hạ tầng, giáo dục tư duy lối sống sao cho tăng điều kiện bình đẳng hơn đến mọi người.



- Cuộc sống trong trại, đặc quyền ở chỗ được nuôi ăn nên sinh nhiều thời gian rỗi hơn. Xem trong phim xưa của Trung Quốc mới thấy vì sao con trai nó học hành thành tài đỗ quan đỗ chức thì đều cưới vợ nấu cơm cho. Đi du học mà tự nấu ăn sẽ biết tốn thời gian thế nào. Những đặc quyền nho nhỏ vui vui đó, nếu để ý, sẽ thấy thành công đến từ những con người thầm lặng, những cử chỉ nhỏ nhặt không được nhiều người đánh giá cao. Nhờ đặc quyền đó, mình ngồi học, ngồi viết bài, và ngồi suy nghĩ được nhiều hơn. Và mình tự cảm thấy phải học, viết, nghĩ cho những người nuôi mình ăn.



Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Netizen xôn xao đối thủ nhan sắc của 2 nữ thần Kpop Irene, Tzuyu: Không phải mỹ nhân BLACKPINK mà lại là tân binh?

Nhắc đến những mỹ nhân đại diện cho nhan sắc của Kpop Gen 3, chắc chắn không thể không nói đến dàn idol đình đám như Irene ( Red Velvet ), Jisoo ( BLACKPINK ) hay Tzuyu ( TWICE ). Tuy vậy, bên cạnh loạt mỹ nữ "sắc nước hương trời" vô cùng nổi tiếng này, vẫn có những nữ idol khác sở hữu visual không hề kém cạnh nhưng chưa nhận được sự chú ý xứng đáng. Một ví dụ điển hình chính là thành viên nhóm nhạc đông dân IZ*ONE - Kim Min Joo .

Mới đây, netizen Hàn xôn xao trước 1 bài đăng trên diễn đàn Pann bàn về visual đẳng cấp của Kim Min Joo. Nữ idol ra mắt năm 2017 được đông đảo cư dân mạng ca ngợi hết lời nhờ dung nhan yêu kiều, hoàn mỹ, thần thái nhẹ nhàng, trong trẻo. Nhiều ý kiến cho rằng Min Joo sở hữu visual xứng đáng để trở thành đối thủ của nữ thần nổi tiếng như Tzuyu hay Irene. Hóa ra theo netizen, không phải thành viên nào của nhóm "kì phùng địch thủ" BLACKPINK mà chính 1 tân binh như Kim Min Joo mới là đối trọng cân xứng về mặt nhan sắc với dàn mỹ nữ nổi tiếng của Red Velvet và TWICE.

Netizen xôn xao đối thủ nhan sắc của 2 nữ thần Kpop Irene, Tzuyu: Không phải mỹ nhân BLACKPINK mà lại là tân binh? - Ảnh 2.
Netizen xôn xao đối thủ nhan sắc của 2 nữ thần Kpop Irene, Tzuyu: Không phải mỹ nhân BLACKPINK mà lại là tân binh? - Ảnh 3.

Mới 19 tuổi nhưng Kim Min Joo đã "trổ sắc" và xinh đẹp đến nhường này. Trong tương lai, nữ idol được kì vọng sẽ trở thành 1 trong những mỹ nhân đại diện cho nhan sắc của giới idol nữ, đứng ngang hàng với các đàn chị.

Netizen xôn xao đối thủ nhan sắc của 2 nữ thần Kpop Irene, Tzuyu: Không phải mỹ nhân BLACKPINK mà lại là tân binh? - Ảnh 6.
Netizen xôn xao đối thủ nhan sắc của 2 nữ thần Kpop Irene, Tzuyu: Không phải mỹ nhân BLACKPINK mà lại là tân binh? - Ảnh 7.
Netizen xôn xao đối thủ nhan sắc của 2 nữ thần Kpop Irene, Tzuyu: Không phải mỹ nhân BLACKPINK mà lại là tân binh? - Ảnh 8.

Trong những tấm ảnh đời thường, dễ thấy những đường nét của thành viên IZ*ONE vô cùng xuất chúng và nổi trội.

Những khoảnh khắc xinh đẹp đến nao lòng trước khi ra mắt minh chứng cho nhan sắc "hàng thật giá thật" của Kim Min Joo.

Từ trước khi ra mắt, nhờ nhan sắc xinh đẹp, Kim Min Joo đã được mời làm người mẫu quảng cáo mỹ phẩm. Cô nàng may mắn được trời phú cho gương mặt nhỏ nhắn, đôi mắt hạnh to tròn cùng khuôn miệng chúm chím nhỏ xinh. Tổng thể nhan sắc của Kim Min Joo không quá sắc sảo nhưng lại đem lại cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu, trong trẻo. Trước nhan sắc "như hoa như ngọc" của nữ idol sinh năm 2001, netizen đã dành nhiều mỹ từ để ca ngợi: "Mọi người đều phải ngạc nhiên trước nhan sắc của Kim Min Joo, bởi vì cô ấy quá xinh đẹp", "Cô ấy xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý hơn", "Cô ấy trông vừa đẹp vừa tốt tính".

Netizen xôn xao đối thủ nhan sắc của 2 nữ thần Kpop Irene, Tzuyu: Không phải mỹ nhân BLACKPINK mà lại là tân binh? - Ảnh 10.
Netizen xôn xao đối thủ nhan sắc của 2 nữ thần Kpop Irene, Tzuyu: Không phải mỹ nhân BLACKPINK mà lại là tân binh? - Ảnh 11.

Với nhan sắc xuất chúng, nhiều netizen tin rằng Kim Min Joo chính là đối thủ nhan sắc, đụng độ trực diện với những mỹ nhân nổi tiếng...

... như Irene, Jisoo, Tzuyu.

Kim Min Joo đẹp lộng lẫy, tỏa sáng như nàng công chúa trên sân khấu. Không phải thành viên quá nổi tiếng trong nhóm, visual của Kim Min Joo trước giờ chưa được chú ý nhiều. Đến giờ, nhiều netizen mới ngỡ ngàng nhận ra trước giờ đã bỏ lỡ 1 mỹ nhân tiềm năng.

Netizen xôn xao đối thủ nhan sắc của 2 nữ thần Kpop Irene, Tzuyu: Không phải mỹ nhân BLACKPINK mà lại là tân binh? - Ảnh 17.
Netizen xôn xao đối thủ nhan sắc của 2 nữ thần Kpop Irene, Tzuyu: Không phải mỹ nhân BLACKPINK mà lại là tân binh? - Ảnh 18.

Nữ idol 19 tuổi còn sở hữu thân hình chai Coca Cola được người người ngưỡng mộ với đôi chân dài nuột nà và những đường cong quyến rũ.

Nguồn: Pann

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Hành khách phải khai báo y tế khi đi máy bay, tàu xe

Ngày 21/3, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu cơ quan chức năng thông báo cho các hãng hàng không, doanh nghiệp vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy thực hiện quy định nêu trên.

Tiếp viên hãng hàng không, nhân viên tàu hỏa, xe khách liên tỉnh, tàu du lịch hướng dẫn hành khách khai báo y tế; thông báo ngay cho cơ sở y tế khi phát hiện hành khách có biểu hiện nghi ngờ nhiễm nCoV như sốt, ho, khó thở.

Hành khách khai báo y tế điện tử bắt buộc và Biên phiên dịch cung cấp cho nhân viên mã "QR code" sau khi khai trên ứng dụng ; thực hiện trước khi khách lên tàu, xe.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, việc khai báo y tế với khách đi máy bay nội địa, tàu hỏa, tàu thủy chở khách du lịch, xe khách liên tỉnh thực hiện theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19, nhằm phát hiện sớm ca bệnh và ngăn chặn lây lan kịp thời.

Nhiều hành khách đến sân bay Tân Sơn Nhất đã đeo khẩu trang. Ảnh: Hữu Khoa.

Nhiều hành khách đến sân bay Tân Sơn Nhất đã đeo khẩu trang. Ảnh: Hữu Khoa.

Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu các đơn vị khuyến cáo toàn bộ hành khách trên các phương tiện vận tải cần đeo khẩu trang để phòng, chống dịch.

Đến tối 21/3, Việt Nam ghi nhận 94 bệnh nhân Covid-19, trong đó 17 người đã khỏi bệnh bao gồm 16 ca hồi phục từ tháng trước, một xuất viện ngày 20/3. Các ca bệnh xâm nhập chủ yếu từ châu Âu và Mỹ, sau đó lây lan cộng đồng. 15 tỉnh, thành ghi nhận bệnh nhân Covid-19. Sức khỏe hầu hết bệnh nhân ổn định, hai ca nặng đều trên 60 tuổi và có bệnh nền.

Được - mất khi chính phủ phát tiền cho dân chống Covid-19

Chính quyền Trump có thể sẽ phát chi phiếu 1.000 USD cho tất cả người dân. Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết hôm 18/3 đang xem xét triển khai tạm thời chương trình thu nhập cơ bản phổ thông. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản cũng cân nhắc phát ít nhất 12.000 yen (109 USD) cho mỗi người.

Các nhà kinh tế cho rằng, phát tiền không phải công cụ hoàn hảo để chống lại suy thoái kinh tế. Nhưng khi các thành phố khắp nơi trên thế giới bị phong tỏa, tình trạng thất nghiệp bắt đầu tăng thì việc này cũng là một cách để giảm cú sốc cũng như hỗ trợ phần nào cho sự phục hồi. Cựu chuyên gia kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett cảnh báo Covid-19 có thể châm ngòi một cuộc Đại khủng hoảng mới.

"Có một lượng lớn lao động đã mất việc trong tuần này", Michael Pearce, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Capital Economics, cho biết. "Những người đó sẽ cần hỗ trợ thu nhập ngay lập tức", ông nói.

Các chuyên gia cho rằng phát tiền không phải giải pháp hay nhưng vẫn cần. Ảnh: Pixabay

Các chuyên gia cho rằng phát tiền không phải giải pháp hay nhưng vẫn cần. Ảnh: Pixabay

Trump có thể kích hoạt 'làn sóng phát tiền'

Ý tưởng phát tiền của ông Trump cũng sẽ kích hoạt một làn sóng phát tiền của các chính phủ khác. "Chúng tôi không muốn mọi người mất việc hoặc không có tiền để sống, trong khi họ làm việc rất tốt chỉ bốn tuần trước", Tổng thống Trump nói trong một cuộc họp báo.

Phát tiền là một phần của kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 1.000 tỷ USD đang được thảo luận, và sẽ cần được quốc hội Mỹ phê chuẩn. Đợt chi tiêu đầu tiên trong gói này có thể tốn 250 tỷ USD nhưng dường như đang nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng. Một bản ghi nhớ của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy một gói trị giá 500 tỷ USD có thể được giải ngân. "Đó là một khởi đầu tốt," ông Pearce nói.

Chính phủ nhiều nước đã cho biết sẽ tăng mạnh chi tiêu và đảm bảo tín dụng để ngăn chặn sụp đổ kinh tế bởi Covid-19. Morgan Stanley dự báo, một gói kích thích tài khóa trị giá 1.700 tỷ USD sẽ sớm được củng cố. Kích thích lớn từ các ngân hàng trung ương, bằng việc cắt giảm lãi suất và rót hàng nghìn tỷ vào hệ thống tài chính, là động thái đáng kể. Tuy nhiên, có khả năng nó vẫn chưa đủ để bù đắp cơn địa chấn cho nền kinh tế toàn cầu trong nửa đầu năm 2020.

Vì vậy, một số quốc gia và thành phố dự định phát tiền như là một phần của kế hoạch phản ứng chống lại đại dịch. Cuối tháng 2/2020, Hong Kong cho biết sẽ phát 10.000 đôla Hong Kong (1.288 USD) cho tất cả cư dân thường trú từ 18 tuổi. Australia tuần trước nói rằng sẽ phát 750 đôla Australia (434 USD) cho những người nghỉ hưu và cần nhận hỗ trợ thu nhập khác.

Ở châu Âu, nơi các quốc gia đang ban hành lệnh ngừng hoạt động nghiêm ngặt để cố gắng kiểm soát dịch bệnh thì việc phát tiền là chưa từng có, theo Carsten Brzeski, Nhà kinh tế trưởng của khu vực đồng euro tại Ngân hàng ING (Hà Lan).

Nhưng theo ông, có vẻ như đó sẽ là đối sách hợp lý tiếp theo của Đức, Pháp và Tây Ban Nha, những nước đã cam kết sẽ làm "bất cứ điều gì" để hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân. Bởi lẽ, trong thời điểm này, các mạng lưới an sinh xã hội mạnh mẽ của họ vẫn không đủ khả năng để giảm sốc trước tình hình.

"Nó giúp ngăn chặn thiệt hại," Holger Schmieding, Nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg nói. "Bạn có thể trả cho nhân viên của mình thêm một tháng nữa nếu bạn nhận được hỗ trợ", ông nói.

Mỹ đã từng hành động tương tự dưới thời Tổng thống George W. Bush, trong hai lần khủng hoảng 2001 và 2008. Khi ấy, người Mỹ độc thân nhận được đến 600 USD và các cặp vợ chồng nhận được đến 1.200 USD. Người có thu nhập càng cao thì nhận được càng ít. Tổng số tiền phát ra của gói này khoảng 100 tỷ USD.

Tuy nhiên, việc phát tiền cũng vẫn đóng vai trò quan trọng để thu hẹp khoảng cách cho những người cần thiết nhất và hỗ trợ thế giới vững vàng hơn trước cuộc khủng hoảng. Chuyên gia Carsten Brzeski cho rằng, phát tiền phần nào vẫn làm giảm khó khăn và sự phục hồi đến sau sẽ được mạnh mẽ hơn.

Cái giá phải trả

Nhiều nhà kinh tế đồng ý rằng việc phát tiền cho phần lớn dân số của đất nước là một phương pháp chẳng mấy thông minh. Một số người không cần sự giúp đỡ vẫn có thể nhận tiền. Và trong một thế giới, nơi mọi người được khuyên không nên rời khỏi nhà, các rạp chiếu phim, nhà hàng và quán bar vẫn đóng cửa, thì rất khó để bơm tiền trở lại nền kinh tế.

Phát tiền mặt quy mô lớn chắc chắn vẫn có rủi ro. Mối quan tâm hàng đầu là lạm phát. Nếu mọi người nhận được 1.000 USD, chủ nhà có tăng tiền thuê không? Cửa hàng tạp hóa có thể tăng giá thực phẩm? Mặc dù lạm phát tại nhiều nền kinh tế lớn khá thấp trước cuộc khủng hoảng, nhưng đại dịch tấn công cả cung lẫn cầu, khi các nhà máy đóng cửa và người dân giảm chi tiêu.

"Khi khủng hoảng xảy ra, điều đầu tiên là giá cả tăng lên", Ugo Gentilini, Chuyên gia kinh tế cao cấp của Worldbank cho biết. "Điều này có thể xảy ra lần nữa", ông nói.

Phát tiền cho dân cũng sẽ rất tốn kém. Cùng với số tiền khổng lồ được hứa Biên phiên dịch hẹn thông qua các biện pháp kích thích tài khóa truyền thống, cả hai sẽ khiến nợ công của đất nước tăng phi mã. Mức nợ toàn cầu đã cao "ngất trời". Các khoản vay hộ gia đình, chính phủ và công ty đã tăng lên 253.000 tỷ USD trong quý III/2019, theo Viện Tài chính Quốc tế. Kết quả, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu ở mức trên 322%, mức cao nhất từng được ghi nhận.

Nhưng với lãi suất ở mức thấp trong lịch sử, nhiều người nói bây giờ không phải là lúc để lo về gánh nặng nợ nần. "Thế giới đang trong một cuộc chiến thực sự", nhà kinh tế người Pháp Olivier Blanchard, Cựu Kinh tế trưởng IMF bình luận. "Chúng ta đừng quá khắt khe", ông nói.

Phiên An ( theo CNN )

5 giờ giải cứu bé trai kẹt trong trụ điện

Sáng 21/3, căn nhà nhỏ bao quanh bằng tôn của chị Pui Phiêu, 23 tuổi, ở làng Klăh, xã Ia Der, huyện Ia Grai đông đúc hơn mọi ngày. Mọi người đến hỏi thăm tình hình sức khỏe và cho Pui Phong ít hộp sữa, sau lần suýt chết trong trụ điện.

Nhận được nhiều quà, song mặt cậu bé người Jarai không vui vì còn mang chút sợ hãi hôm trước cùng nỗi buồn nhớ bố mẹ. Người bác ôm vào lòng, xoa xoa vào những vết trầy xước trên đầu gối cháu, hỏi trong Biên phiên dịch người có đau ở đau không? Phong lắc đầu, rồi lủi thủi vào trong nhà nằm.

Cháu Phong đã khỏe mạnh, song vẫn con sợ hãi bởi lần suýt chết. Ảnh: Trần Hóa.

Phong đã khỏe mạnh, song vẫn còn sợ hãi bởi lần suýt chết. Ảnh: Trần Hóa.

Bố đưa mẹ ra Đà Nẵng mổ bướu, hơn một tuần nay, Pui Phong và người anh sinh đôi ở với người bác ruột. Như thường lệ, sáng nào hai anh em cũng sang chơi với hai người con 5 tuổi và 7 tuổi của ông Pui Binh, cách khoảng 60 m.

Bốn đứa trẻ gặp nhau, nghĩ ra đủ thứ trò để chơi. Từ đá bóng, leo cây, bắn bi... thậm chí chúng chia đội đánh nhau, cho đến trưa.

Nhưng hôm qua, mới 10h, trời nắng nóng, cả nhóm thấm mệt vào ngồi nghỉ trước hiên nhà. Riêng Phong cứ loay hoay bên một trụ điện cũ đã bị cắt ngang, nhô lên mặt đất 25 cm, tìm cách lấy cái ống nhựa nằm dưới đáy cột điện.

Không còn cách nào khác, Phong quyết định nhảy xuống hố với ý định dùng chân kẹp ống nhựa đó lên để chơi. Nhưng khi tụt xuống, cậu bé mắc kẹt trong trụ điện. Người anh trai và nhóm bạn nghe tiếng kêu cứu, chạy đến dùng dây thừng, gậy cố kéo Phong lên khỏi mặt đất nhưng không thành.

11h kém, chị Pui Phiêu đang chuẩn bị bữa trưa thì anh trai Phong hớt hải chạy về báo, "em mắc kẹt trong trụ điện rồi". Lật đật chạy ra, chị thấy cháu trai trong trụ điện nước mắt giàn giụa, mặt tái mét. Chị Phiêu hoảng hốt, vội vàng nắm lấy tay Phong, cố kéo lên, song càng kéo cháu càng khóc thét lên vẻ mặt đau đớn. "Nó cứ nắm chặt tay tôi, bảo cứu con", chị Phiêu nhớ lại.

Cột điện cháu Phong mắc kẹt đã được san lấp. Ảnh: Trần Hóa.

Cột điện Phong mắc kẹt đã được san lấp. Ảnh: Trần Hóa.

Dân làng xung quanh thấy vậy, họ chạy tới nháo nhào tìm mọi cách cứu cháu, người thì đào đất xung quanh trụ, mua hơn một lít dầu ăn đổ vào kéo cháu lên nhưng không thành. Một số phụ nữ trong làng thay phiên nhau che ô giúp cho Phong khỏi nắng, mua sữa cho cháu uống và động viên bé liên tục.

Sau gần hai giờ giải cứu bất thành, người dân buộc phải gọi cảnh sát cứu hộ.

Vị trí Phong gặp nạn cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng một km, chỉ mất hơn 10 phút, trung úy Nguyễn Văn Giang và 14 chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ tiếp cận được hiện trường. Trung úy Giang cũng như đồng nghiệp không tin vào mắt mình, lần đầu tiên họ nhìn thấy một đứa trẻ 8 tuổi có thể chui lọt vào cái trụ điện rộng khoảng 30-35 cm.

Họ xác định đó là một trụ điện đúc bêtông chắc chắn, chôn sâu xuống đất hơn một mét, chưa kể phần móng trụ. Nạn nhân mắc kẹt trong tư thế hai đầu gối chạm đáy, hai chân gập ra đằng sau, hai tay đưa lên trên đầu. "Mọi người quyết định đào đất quanh trụ, dùng máy khoan, đục mở bêtông từ dưới lên cho chân cháu duỗi ra, lúc ấy bé mới có thể đứng lên được", anh Giang kể.

Lúc ấy, Phong bắt đầu hoảng sợ, yếu dần, không đủ sức khóc lớn. Người thân phải liên tục tiếp sữa, nước uống và cầm tay giúp cháu đỡ mỏi. Nắng nóng, khó thở, nhiều lần cậu bé phải lấy tay đập vào ngực, lính cứu hộ liên tục xả nhẹ khí oxy chống ngạt.

Trong khi khoan cắt trụ điện dày vài cm, với nhiều sắt thép, sợ các mảnh vỡ bay vào làm tổn thương da thịt, các chiến sĩ nhét chăn vào trong và bịt tai cháu lại nhằm giảm tiếng ồn. Cắt một vài miếng, họ phải dừng lại hỏi han, động viên bé.

Bé Phong mắc kẹt trong trụ điện trưa 20/3. Ảnh: Văn Giang.

Phong mắc kẹt trong trụ điện trưa 20/3. Ảnh: Văn Giang.

Phá được một miếng, rồi hai miếng bêtông... dần dần cái chân phải cậu bé duỗi ra, đến cái chân còn lại. Đúng 15h, Phong đứng thẳng lên và được cảnh sát cứu hộ bế thoát ra ngoài trong sự reo hò, mừng rỡ của các chiến sĩ và người dân. "Chúng tôi ai cũng thấm mệt, căng thẳng, nhưng khi cứu được cháu, tất cả đều nhảy cẫng lên vì sung sướng", trung úy Giang nói.

Ông Văn Đình Hậu, Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai cho biết, hiện trường nơi xảy ra sự việc là một trụ điện bêtông đã đập, dỡ bỏ, còn lồi lên mặt đất 25 cm và nằm trong rẫy người dân. Trụ điện thuộc công trình nâng cao khả năng truyền tải đường dây 110 kV, được đưa vào vận hành từ năm 2001.

Cảnh sát giải cứu bé trai mắc kẹt 5 giờ trong trụ điện
 
 
Cảnh sát giải cứu bé trai mắc kẹt 5 giờ trong trụ điện

Giây phút bé trai được giải cứu. Video: Trần Hóa - Thanh Huyền.

Đến năm 2016, đường dây được cải tạo nâng cấp (phân pha), do Công ty lưới điện cao thế miền Trung (nay là Công ty dịch vụ điện lực miền Trung) làm chủ đầu tư. Trong thời gian thi công, đơn vị đã đập gập 1/3 thân trụ.

Năm 2019, Công ty Điện lực Gia Lai tiếp nhận quản lý nên cũng không để ý lắm. "Đó là sơ suất của đơn vị. Sáng nay công ty đã cho cán bộ đi lấp và san bằng các trụ đã được đập, dỡ bỏ trước đó", ông Hậu khẳng định.

Hôm qua lúc Pui Phong gặp nạn, mẹ cháu vừa mổ bướu xong ở Đà Nẵng, chuẩn bị phẫu thuật tim, nên không ai dám báo, sợ ảnh hưởng đến tinh thần. "Nhưng chắc sáng nay bố mẹ cháu đã biết nhờ đọc báo, và điện về nhờ chăm sóc hai đứa cháu cẩn thận", chị Phiêu nói và không biết trả lời sao khi chúng hỏi "bao giờ bố mẹ về".

Trần Hóa